Tai nghe nhét tai đang hủy hoại thính giác người dùng

AirPods từ một phụ kiện bị chê cười bởi thiết kế dưới mức kỳ vọng, nay đã trở thành một trong những sản phẩm dễ bị bắt gặp nhất. Nhưng bạn có biết AirPods đang “tàn phá” thính giác của mình?

Đến nay đã hơn 30 năm, với sự xuất hiện của EarPods và sau này là AirPods, earbud đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, qua từng ấy năm earbud vẫn duy trì nhược điểm cố hữu của chúng: cách âm thụ động cực kém. Tai nghe earbud chỉ nằm ở ngoài ống tai chứ không đi sâu vào trong như inear, vì vậy, chúng gần như không ngăn chặn được tiếng ồn không mong muốn của môi trường tràn vào. Nói cách khác, earbud nói chung và AirPods nói riêng (đại diện nổi bật nhất của kiểu tai nghe này), gần như vô dụng ở nơi ồn ào như nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp trên tàu điện ngầm.

Theo phản ứng tự nhiên, chúng ta sẽ tăng âm lượng lên để cuộc hội thoại dễ dàng hơn. Nhưng bạn có biết chính hành động đó đang “tàn phá” thính giác trước khi bạn kịp nhận ra – và hồi hận? Sarah Mowry, một giáo sư dự khuyết chuyên ngành tai – mũi – họng tại Trường Đại học Y khoa Case Western Reserve (Mỹ), nói rằng: “Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ tầm khoảng 20 tuổi, tìm đến với âm thanh lạ ở trong tai. Tôi cho rằng đó là hệ quả của việc sử dụng tai nghe earbud cả ngày, khiến họ bị chấn thương thính giác”

Bản thân tai nghe không phải là mối lo ngại. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể nghe nhạc cả ngày với âm lượng nhỏ đến trung bình mà chẳng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, thói quen sử dụng của thanh thiếu niên khiến mọi việc vượt tầm kiểm soát. Nếu bạn nghe ở mức âm lượng lớn trong thời gian đủ lâu, nó sẽ có hại cho thính giác.

Và trong số các loại tai nghe (in-ear, over-ear, on-ear, earbud), loại earbud gây nhiều vấn đề về thính giác nhất. Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra, người dùng có xu hướng chỉnh âm lượng thật lớn khi đeo earbud, so với các loại tai nghe còn lại. Bản thân nhóm của giáo sư cũng nhận thấy điều tương tự, người ta sẽ tăng âm lượng để át đi âm thanh từ môi trường, do earbud cách âm thụ động không tốt.

Theo một báo cáo, khoảng 1/5 các bạn trẻ tuổi teen hiện nay phải chịu tổn thương thính giác, tỉ lệ này tăng thêm 30% so với thời điểm 20 năm trước. Tổ chức WHO cũng cảnh báo hơn một 1 tỷ người trẻ tuổi đang đối mặt với nguy cơ bị điếc, chủ yếu vì thói quen nghe nhạc quá to khi đeo tai nghe.

Mức âm lượng an toàn được khuyến cáo là 80% trên tổng âm lượng, kéo dài trong 90 phút trước khi có vấn đề với thính giác của bạn. Ngoài ra, nếu thực sự nghĩ cho sức khỏe của mình sau này, hãy xem xét nghiêm túc việc quẳng AirPods đi và thử qua các tai nghe over-ear, in-ear. Nếu bị vướng vào hệ sinh thái Apple, bạn vẫn có thể dùng tai nghe Beats có tích hợp chip giống AirPods, đảm bảo trải nghiệm xuyên suốt tiện lợi mà không phải đánh đổi bằng sức khỏe.

Xem thêm:

Tự thay dây tai nghe tại nhà 

Các tính năng hiện đại của tủ lạnh Bosch

Chính sách cho người lao động vay tiền đi lao động Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

Yếu tố liên quan đến khả năng sản xuất điện của hệ thống điện mặt trời

Ngoài các yếu tố chính không thể thiếu như vị trí lắp đặt, chất liệu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *