Phân biệt hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in

Có một sự thật là nhiều cá nhân hiện nay vẫn chưa phân biệt được thế nào là hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in. Đặc biệt hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in là 2 loại hóa đơn gây nhầm lẫn nhiều nhất. Đối với hóa đơn điện tử, do đang được đẩy mạnh triển khai trong các ngành nghề đặc thù như hóa đơn điện tử đường sắt nên việc nhận dạng hóa đơn điện tử cũng trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân biệt cụ thể các loại hóa đơn

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:

Hóa đơn tự in: là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, tất cả các nội dung trên hóa đơn đều được tự in ở công ty kèm theo các điều kiện quy định tại điều 6 – thông tư 51.

Hóa đơn đặt in: là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân và sử dụng hóa đơn có in sẵn các nội dung theo quy định và điều kiện được quy định tại điều 8 – thông tư 51.

hóa đơn tự in

Hóa đơn điện tử:

là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Theo quy định tại NGhị định 119/2018 thì hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:

– Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

– Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

–  Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Như vậy, hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in là những loại hóa đơn hoàn toàn khác nhau, do vậy, các doanh nghiệp cần phải chú ý để việc triển khai thực hiện được đúng theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn 

Tìm hiểu khái niệm báo cáo tài chính là gì?

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý, kể từ ngày 01/11/2020 các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định của pháp luật. Như vậy các loại hóa đơn đặt in, tự in sẽ chỉ được sử dụng từ nay đến hết ngày 31/10/2020. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý để triển khai thực hiện một cách tốt nhất.
 

Có thể bạn quan tâm

Yếu tố liên quan đến khả năng sản xuất điện của hệ thống điện mặt trời

Ngoài các yếu tố chính không thể thiếu như vị trí lắp đặt, chất liệu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *