Bật mí cách chống thấm bể xử lý nước thải đơn giản, hiệu quả

Chống thấm bể xử lý nước thải đang một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay bởi lẽ lượng nước thải chưa qua xử lý mà đã bị ngấm vào đất khiến cho đất cũng như nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề, nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc chống thấm bể xử lý nước thải cũng cần chú trọng tuyệt đối để giúp bảo vệ môi trường đất và nước luôn được sạch sẽ, tốt lành nhất. Để hiểu hơn về phương pháp chống thấm này thì hãy cùng https://tusachgiadinh.net/ tìm hiểu về quy trình chống thấm cho bể xử lý nước thải này nhé

1. Tại sao cần chống thấm bể xử lý nước thải? 

Bể xử lý nước thải hay còn biết đến là một vị trí chuyên dụng để chứa và xử lý các loại nước thải. Thường sẽ có 2 loại bể là bể xử lý nước thải sinh hoạt và bể xử lý nước thải công nghiệp. Vậy nên cần có những biện pháp chống thấm phù hợp, hiệu quả để giảm thiểu tình trạng nguồn nước thải bị ngấm vào đất gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng

chống thấm bể nước thải

 2. 4 Phương pháp chống thấm bể xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay

2.1 Chống Thấm Bể Nước thải bằng sơn Epoxy

Đây cũng là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi những hiệu quả vượt trội mà nó mang lại khi sử dụng. Với thiết kế hiện đại, mới lạ cùng khả năng chống thấm cực tối, chống axit, chống ăn môn cao. Sơn epoxy chính là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Đặc sử dụng epoxy có độ bền ổn định, không độc hại mà lại có tính thẩm mỹ cao.

chống thấm bể nước thải hình 2

Quy trình thi công chống thấm bể xử lý nước thải bằng sơn epoxy

Bước 1: Sau khi bề mặt bê tông đã hoàn toàn khô ráo , tiến hành vệ sinh sạch sẽ và nhám lại toàn bộ bể.

Bước 2: Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để lăn đều lớp sơn lót Epoxy lên bề mặt thi công và để khô ráo

Bước 3: Sơn 1 lớp sơn chống thấm lên toàn bề mặt và để khô ráo hoàn toàn

Lưu ý: Trước khi đưa vào sử dụng cần kiểm tra kỹ càng bề mặt đã khô ráo và đạt chất lượng tuyệt đối chưa

>> Xem thêm về bảng giá sơn của sơn Epoxy tại: https://sonjymec.com/gia-son-epoxy-2-thanh-phan.htm

2.2 Chống thấm bể chứa nước thải bằng Sika 

Hóa chất Sika là vữa chống thấm có khả năng chống thấm tốt với những ưu điểm vượt trội như độ bám dính tốt, thời gian thi công nhanh và chi phí không quá cao. Đặc biệt, được thiết kế với công nghệ hiện đại, hoá chất Sika chính là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư

chống thấm bể nước thải hình 3

Quy trình chống thấm bằng Sika hiệu quả

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt là một trong những bước quan trọng nhất. Thông thường ta sẽ sử dụng  bằng bàn chải sắt sao cho bề mặt được làm sạch hoàn toàn.

Bước 2: Làm ẩm bề mặt bê tông bằng nước( sử dụng một lượng vừa đủ tránh để nước bị ứ đọng)

Bước 3: Tiến hành thi công

Sơn 1 lớp mỏng lên toàn bề mặt 

Chờ khoảng 4-6 tiếng để lớp sơn được khô ráo, sau đó tiến hành thi công lớp thứ hai. Sơn đều tay để bề mặt được bằng phẳng, sáng mịn

Bước 4: Chờ khoảng 1 – 2 ngày để bề mặt đảm bảo có thể sử dụng tốt nhất.

2.3 Chống thấm bể chứa nước thải bằng các sản phẩm gốc xi măng

Hiện nay chống thấm bể chứa nước thải bằng các sản phẩm gốc xi măng cũng được khá nhiều gia đình sử dụng để có thể tiết kiệm diện tích mà vẫn mang đến hiệu quả cao

chống thấm bể nước thải hình 4

Chống thấm bể chứa nước thải  bằng các sản phẩm gốc xi măng theo các bước sau:

Bước 1: Bão hòa nước và bo góc chân tường

Bão hoà nước sẽ giúp sàn bê tông không bị háo nước, hút nước

Có thể tiến hành bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng và Sika để đảm bảo hiệu quả tốt nhất

Bước 2: Thi công chống thấm

Sử dụng từ 2 đến 3 lớp chống thấm để đảm bảo bề mặt được phủ kín hoàn toàn. Các lớp được sơn cách nhau từ 6-8 giờ để đảm bảo chất lượng tốt nhất

2.4 Chống thấm bể nước bằng màng khò nóng

Màng khò nóng là một trong những vật liệu thi công khá phổ biến trong công tác chống thấm bởi hiệu quả vượt trội mà nó mang lại. 

Quy trình thi công chống thấm bể xử lý nước thải bằng màng khò nóng

Bước 1: Quét lớp tạo dính lên toàn bề mặt 

Sử dụng lu sơn để quét lớp tạo dính sao cho đều và  phủ kín được lên cả bề mặt.

Bước 2: Dán màng chống thấm

Sau khi đã tạo dính lên toàn bề mặt thì ta  tiến hành dán màng. Trải kín các miếng màng dán vào vị trí cần thi công chống thấm.

Bước 3: Tiến hành khò nóng

Dùng thiết bị đèn khò chuyên dụng làm nóng lớp nhầy dưới mặt màng  để chúng dính chặt vào bề mặt thi công.

Cần thi công đều tay và liên tục để đảm bảo hiệu quả nhất

Bước 4: Kiểm tra bề mặt trước khi đưa vào sử dụng

Trên đây là những chia sẻ về cách chống thấm bể xử lý nước thải hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này. 

>> Gợi ý cho bạn: Top 5 mẫu biệt thự mini giá rẻ khiến bạn mê từ cái nhìn đầu tiên

 

Có thể bạn quan tâm

Yếu tố liên quan đến khả năng sản xuất điện của hệ thống điện mặt trời

Ngoài các yếu tố chính không thể thiếu như vị trí lắp đặt, chất liệu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *