Những điều bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay của người Việt Nam. Khi nhắc tới căn bệnh này vẫn còn khá nhiều người hoang mang và mơ hồ không biết chi tiết cụ thể ra sao và rất dễ dẫn đến tình trạng đẩy bệnh lên phức tạp hơn nếu không có biện pháp và hiểu biết nhất định. 

Trong bài viết này, phòng khám JK Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là căn bệnh về cột sống ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải nếu như đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu và bắt đầu chèn vào các dây thần kinh xung quanh. 

Tùy từng giai đoạn của bệnh mà sẽ có những biểu hiện cũng như mức độ nguy hiểm khác nhau. Nguy hiểm nhất nếu không được phát hiện sớm là bạn sẽ mất khả năng di chuyển.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thường trải qua 4 giai đoạn: 

Giai đoạn thứ nhất là đoạn đĩa đệm bị lệch sẽ phình lên như bị sưng; 

Giai đoạn thứ hai là đĩa đệm sẽ lồi hẳn lên bất thường, ở giai đoạn này đã xuất hiện những cơn đau khi hoạt động ảnh hưởng đến vùng bị lệch; 

Tham khảo: https://thammyvenus.vn/tiem-te-bao-goc-noi-khop/

Giai đoạn thứ ba là thoát vị thật sự; 

Giai đoạn thứ tư là thoát vị có nhiều mảnh rời, đĩa đệm sau khi bị lệch khỏi vị trí sẽ bắt đầu đè chặt lên những giây thần kinh khiến người bệnh rất khó sinh hoạt bình thường.Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệmBởi lẽ phải trải qua nhiều giai đoạn và nhiều vị trí nên căn bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có những biểu hiện, dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện ở những vị trí thường gặp:

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cổ: đây là vùng nhiều dây thần kinh nên rất dễ gặp phải tình trạng chèn dây thần kinh. Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm vùng cổ là bạn sẽ hay bị mỏi cổ, đau nhức cổ mỗi khi xoay cổ. 

Thông thường bệnh nhân hay nhầm lẫn với tình trạng mỏi cổ khi cúi đầu nhiều. Sau một thời gian không được phát hiện, tình trạng đau mỏi với cường độ đau dày hơn sẽ lan xuống các nhánh của dây thần kinh.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh tọa: đây là khu vực quanh vùng hông của người bệnh. Khi mắc phải, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ vùng hông, hai bên mông, vùng thắt lưng. Sau khi vùng đĩa đệm chèn lên dây thần kinh thì cơn đau sẽ lấn át xuống cả vùng đùi và bắp chân. Trạng thái đau nhất là khi bạn không thể sinh hoạt và thậm chí không thể nằm.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Căn bệnh nào cũng sẽ nguy hiểm nếu như không được phát hiện kịp thời và thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cũng không nằm ngoại lệ. 

Với 4 giai đoạn kể trên, tùy vào từng giai đoạn của người bệnh mà bác sĩ chẩn đoán mức nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn 1 cho đến giữa giai đoạn 2 thì bạn có thể đi khám, hạn chế vận động tại nhà. 

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không

Còn nếu ở giai đoạn từ 3 đến giai đoạn 4 thì bạn bắt buộc phải đi khám làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên ngành và rất có thể bạn sẽ phải ở lại bệnh viện. Bởi lẽ, hai giai đoạn này tương đối nguy hiểm và rất khó để chữa trị. Khi rơi vào hai giai đoạn cuối, người bệnh sẽ bị xuất hiện các trạng thái bệnh như: rối loạn tuần hoàn não, tứ chi mất cảm giác, tê liệt, tàn phế mức độ nhẹ.

Người bệnh cần lưu ý điều gì khi bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh?

Hạn chế vận động liên tục là một trong những việc đầu tiên mà các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần phải làm. Với thoát vị đĩa đệm vùng cổ thì bạn nên nằm nghỉ ngơi một chỗ để tránh vùng đĩa đệm bị lệch nhiều hơn và chèn sâu vào các dây thần kinh. Khi đó, cơn đau sẽ ngày một nhiều và mức độ đau nặng hơn, tình trạng bệnh cũng sẽ nặng hơn.

Với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ (giai đoạn 1) có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, giãn cơ,… Điều này vốn đã rất tốt với người thường mà còn giúp cho người bệnh điều hòa lượng oxy có trong cơ thể và mang đến một cơ thể dẻo dai, cơ xương hoạt động linh hoạt hơn. 

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những bài tập phù hợp, có thể giữ nguyên một bài tập trong một thời gian bởi không phải lúc nào tăng cường độ luyện tập cũng là tốt.

Người bệnh cần lưu ý điều gì khi bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh?

Người bệnh cần lưu ý điều gì khi bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh?

Thiết lập chế độ ăn dinh dưỡng cũng là một điều chú ý mà không bệnh nhân nào nghĩ tới. Bạn có thể bổ sung một số loại vitamin như vitamin E, C, K đặc biệt là bổ sung canxi giúp xương khớp dẻo dai hơn. 

Với những người bệnh bị béo phì, thừa cân nên có chế độ ăn hợp lí để giảm lượng mỡ trong cơ thể bởi các cơ xương khớp sẽ phải hoạt động nhiều hơn để có thể chống đỡ trọng lượng của cơ thể.

Kết luận

@Bất kỳ loại bệnh nào cũng cần phát hiện kịp thời, hãy lắng nghe cơ thể và chăm sóc chúng thường xuyên. Mong rằng bài viết của phòng khám JK Việt Nam đã giúp cho bạn phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.

Đọc thêm: Rạn da mông và những điều bạn nên biết

Đọc thêm: 4 cách khắc phục da mặt chảy xệ mà bạn không thể bỏ lỡ

 

Có thể bạn quan tâm

Yếu tố liên quan đến khả năng sản xuất điện của hệ thống điện mặt trời

Ngoài các yếu tố chính không thể thiếu như vị trí lắp đặt, chất liệu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *