Mức phạt đối với DN xuất hóa đơn điện tử sai thời điểm

Hóa đơn có một vị trí quan trọng trong những loại chứng từ mà kế toán cần kiểm tra, xem xét và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ. Dù doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng thì đều phải xuất hóa đơn theo đúng thời điểm, đúng quy định. Do hóa đơn điện tử là hình thức hóa đơn mới đối với nhiều kế toán, nhiều người thắc mắc rằng liệu hóa đơn điện tử có thể xuất lùi ngày được hay không? Nếu xuất lùi ngày doanh nghiệp có bị xử phạt? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Xuất hóa đơn điện tử lùi ngày có được không?

Thực tế, việc xuất hóa đơn điện tử lùi ngày sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng, thuận tiện hơn nếu có sai sót xảy ra với hóa đơn. Tuy nhiên, theo đúng quy định pháp luật thì xuất hóa đơn điện tử lùi ngày là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính nghiêm khắc.

Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định rất rõ cách ghi tiêu thức “Ngày/ tháng/ năm” xuất hóa đơn. Quy định này được áp dụng với cả hóa đơn điện tử.

Cụ thể, hóa đơn điện tử hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ tiêu thức “Ngày/ tháng/ năm” khi xuất hóa đơn trong Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:

– Ngày xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Ngày xuất hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Với trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn điện tử chính là ngày thu tiền.

– Đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thì ngày lập hóa đơn được thực hiện chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.

– Hoạt động xây dựng, lắp đặt được lập hóa đơn vào thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

-Với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

– Nếu như tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?

 Những điều cần biết về khai thuế GTGT tại doanh nghiệp

– Ngày ghi trên hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

– Với các đơn vị bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng hoặc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

– Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù sẽ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

2. Doanh nghiệp tự ý xuất hóa đơn điện tử lùi ngày sẽ bị xử phạt

Các doanh nghiệp tự ý xuất hóa đơn điện tử dù vô tình hay cố ý đều sẽ phải chịu phạt như sau:

– Với các hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định, chẳng hạn như lập hóa đơn mà không có ngày lập, sẽ tiến hành phạt cảnh cáo, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của BTC, hoặc nội dung thiếu không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.

– Các trường hợp tổ chức, cá nhân đã lập hóa đơn và không lập đủ tiêu thức ngày lập hóa đơn hoặc lập sai ngày, lùi ngày xuất hóa đơn, nhưng tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung bắt buộc theo quy định thì sẽ không bị xử phạt.

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

Có thể bạn quan tâm

Yếu tố liên quan đến khả năng sản xuất điện của hệ thống điện mặt trời

Ngoài các yếu tố chính không thể thiếu như vị trí lắp đặt, chất liệu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *